Có một số điều ở Nhật Bản thực sự gây sốc.
" alt=""/>Chàng trai thử làm rơi ví ở Nhật Bản 50 lầnNgày nay, để tìm thấy món đồ uống ở khu ẩm thực Kopitiamm Plaza Singapura với giá dưới 2 SGD (hơn 35.000 VND) quả thực rất khó. Nhưng vợ chồng Goh Kai Suah và Chua Choon Huay vẫn duy trì quán bán đồ uống như sữa đậu nành, thạch cỏ và tổ yến với giá chỉ 30 cent Singapore (hơn 5.000 VND) hay 50 cent Singapore (gần 9.000 VND).
Goh Kai Suah, 59 tuổi và Chua Choon Huay, 57 tuổi, mở quán đồ uống "Sun Kee Drinks" từ năm 1984. Những người bán hàng cạnh ông bà cho biết 2 người rất yêu thương nhau, chăm chỉ, chịu khó.
Công việc kinh doanh của vợ chồng được thừa kế lại từ cha của ông Goh. Ban đầu, những cốc nước bán trên chiếc xe đẩy dọc theo đường Thượng Serangoon gần đó vào những năm 1950.
"Ngày trước bán hàng rong khó hơn nhiều. Đó không phải là nghề buôn bán được tôn trọng, thậm chí rất khó kiếm sống. Nhưng bây giờ chúng tôi đã khác nhiều rồi", bà Chua nói.
Chính thái độ vui vẻ hiếm có, luôn biết ơn, sống lạc quan khiến cặp đôi trở nên nổi tiếng hơn ở khắp khu ẩm thực. Hầu hết những khách hàng ghé qua mua đồ uống đều biết rõ về họ. Cửa hàng được mở cửa từ 6h đến khoảng 13h, nhưng thường hết hàng trước giờ trưa, theo CNA.
Một cốc sữa đậu nành cỡ nhỏ, thạch hoặc nước yến có giá chỉ 30 cent Singapore (hơn 5.000 VND). Cốc lớn có giá 50 cent Singapore (gần 9.000 VND).
Sữa đậu nành khá đặc, ngon, được nhiều người đánh giá là có thể sánh với các phiên bản đắt tiền hơn. Nước yến ngọt có mùi lá dứa rất thơm nhưng không có quá nhiều yến.
Ngoài nước yến tự làm, quán của ông bà nhập đồ uống khác từ nhà cung cấp. Bất chấp lạm phát, họ vẫn giữ giá bán, không đổi trong gần 40 năm.
So với những người bán hàng trong khu ẩm thực, mức lợi nhuận của họ có thấp hơn. Nhưng không vì thế mà họ từ bỏ hay lấy làm đố kỵ. Mô hình kinh doanh của vợ chồng này tập trung vào nguyên lý kinh tế cơ bản là bán số lượng lớn với giá thấp.
Khách hàng đến quán thường gặp hiệu ứng tâm lý đó là khi bạn nhìn thấy thứ gì đó quá rẻ, bạn cảm thấy bất ngờ và sẵn sàng mua thêm nhiều món đồ uống.
"Tôi chỉ định uống 1 cốc sữa đậu nành nhỏ nhưng cuối cùng đã uống tận 3 cốc", một khách hàng chia sẻ.
Quán rất đông, nhất là vào cuối tuần. Mọi người phải xếp hàng dài để mua, có người mua luôn 15 cốc. Hầu hết khách hàng chọn loại đồ uống cỡ lớn, rất ít người mua cốc cỡ nhỏ.
"Chúng tôi không thể tồn tại nếu không có khách hàng. Không có họ, chúng tôi đã đóng cửa từ lâu. Nhưng chúng tôi không bán kiếm lời chỉ vì những căn nhà", bà Chua chia sẻ.
Hoàn thành từ năm 2012 nhưng Xẩm Đỏ đến nay mới ra mắt. Trong sản phẩm mới hoàn thiện chuẩn bị ra mắt có 35 phút là phim Xẩm Đỏ, chắt lọc từ 1200 phút bấm máy.
![]() |
Đạo diễn Lương Đình Dũng và cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. |
![]() |
Ê kíp thực hiện bộ phim. |
Từ hơn 1.200 phút quay, chắt đọng lại chỉ còn 35 phút, Lương Đình Dũng và cả êkíp đã phải đau đầu cân nhắc. Đây là một trong số ít sản phẩm mà anh thực sự hài lòng. Dù vậy, nhiều khán giả khi cầm trên tay Xẩm đỏ vẫn cảm thấy tiếc vì phim quá ngắn. Chính vì thế, Lương Đình Dũng dựng lại một bản phim khác dài hơn để người xem có thể được nghe nhiều hơn những bài hát của 'báu vật làng Xẩm'.
Giải thích về việc chậm trễ ra mắt sản phẩm, Lương Đình Dũng cho biết: "Tôi chưa hề có ý định ra mắt vì tôi thấy buồn cho đến giờ cũng chẳng có cơ quan văn hoá nào hỏi về phim của cụ, nó không phải là cá nhân mà nó là một môn nghệ thuật tuyệt vời đậm chất Việt, nó có tính giáo dục cao. Ít ra nó cũng là những tư liệu quý về môn nghệ thuật này".
Không gặp nhiều sự ủng hộ để phát hành đĩa rộng rãi, Lương Đình Dũng vẫn sẵn sàng nhận lỗ để gửi sản phẩm tâm huyết của mình tới mọi người. "Tôi quyết định mang Xẩm Đỏ đến với công chúng do có một nhóm các nghệ nhân yêu Xẩm rất trẻ đến gặp tôi mà muốn được tiếp cận tư liệu này về để học. Họ hát cho tôi nghe, tôi thấy cảm động và hy vọng họ là những người kết nối".
Được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Nghệ sĩ ưu tú và giải thưởng Đào Tấn cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc, bà Hà Thị Cầu lại có hoàn cảnh sống rất khó khăn. Gia đình bà là một trong những hộ nghèo nhất xã, con gái chạy chợ, con rể làm nghề đánh cá. Bà qua đời tháng 3/2013.